Phần 1: Những điều cần biết về hospitality
Có lẽ đã đôi lần bạn đã từng nghe nói đến hospitality hay ngành hospitality. Vậy hospitality là gì? Bài viết này sẽ gửi đến bạn những khái niệm phổ quát nhất để mọi người có thể hình dung chính xác về nó. ( Và nhất là tránh hiểu lầm rằng hospitality có liên quan trực tiếp đến hospital )
Hospitality là gì?
Hospitality là một thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ chung ngành dịch vụ khách hàng. Trong tiếng Anh, hospitality có nghĩa là lòng mến khách hay lòng hiếu khách, là sự tiếp đón, khoản đãi thân thiện và hào phóng dành cho những vị khách hoặc người lạ.
Thông thường, người ta hay nghĩ rằng hospitality là từ dùng để chỉ riêng cho ngành nhà hàng, khách sạn. Nhưng trên thực tế ngành hospitality có tầm vực rộng lớn hơn với 3 mảng chính hợp lại:
- Ẩm thực (Food & Beverage): Nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, quán bar…
- Dịch vụ lưu trú (Accomodation): Khách sạn, resort, nhà nghỉ, homestay…
- Du lịch – lữ hành (Travel & Tourism): Các công ty lữ hành, hàng không, vận chuyển hành khách…Để hiểu theo một cách trực quan, HSSC Hospitality mời bạn xem video dưới đây:
Hospitality management là gì, bạn đã từng nghe nói đến?
Đã có hospitality thì đi liền với đó là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, đó là hospitality management ( hiểu nôm na là: ‘quản trị ngành dịch vụ hiếu khách’ ). Đây là ngành học đang rất ‘hot’ tại nước ta trong những năm gần đây. Để cung ứng nguồn lực nhân sự có chất lượng được đào tạo bài bản cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Dưới đây là những liệt kê nhóm công việc phổ biến mà nhân sự của ngành hospitality đang hoạt động mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết.
Ai đang làm việc trong ngành hospitality
-
Nhà hàng
Nhân viên làm việc trong các nhà hàng, các cơ sở ăn uống, từ các chuỗi nhà hàng Quốc tế sang trọng cho tới các nhà hàng địa phương, các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh… Có vô số vị trí mà bạn có thể thấy như: đầu bếp, phụ bếp, nhân viên pha chế, quản lý nhà hàng/quán bar…
-
Nhân viên khách sạn/resort
Họ có thể đang làm việc tại khách sạn, resort 5 sao đến các khách sạn, nhà nghỉ bình dân. Với nhiều vai trò khác nhau như nhân viên phục vụ, quản lý, và cả kế toán…
-
Các công ty du lịch – lữ hành:
Các chuyên viên tư vấn du lịch tại các công ty lữ hành. Công việc của họ là giúp khách hàng lập ra kế hoạch du lịch phù hợp và biến kế hoạch đó thành thực tế. Hoặc họ cũng có thể là người thiết kế tour, bán tour, hướng dẫn viên du lịch…
-
Chuyên viên tổ chức sự kiện:
Họ là những người mang đến cho bạn những bản kế hoạch sự kiện và giúp bạn triển khai nó dưới nhiều hình thức khác nhau như: hội nghị, tiệc cưới, lễ hội âm nhạc, party, team buiding…
-
Tiếp viên hàng không:
Công việc của họ là chăm lo cho sự an toàn và thoải mái của hành khách.
-
Spa và các thẩm mỹ viện:
Các chuyên viên trong các spa và thẩm mỹ viện. Nhiệm vụ của họ lúc này là chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho khách hàng.
-
Nhân viên trong các casino:
Nhân viên phục vụ, quản lý tài sản, nhân sự, kế toán… tại casino cũng là những vị trí quan trọng trong ngành hospitality.
Nhìn ở góc độ rộng lớn hơn ta có thể hình dung tất cả các công việc có liên quan đến dịch vụ khách hàng đều là một phần của ngành hospitality
Đặc trưng quan trọng của ngành hospitality
Đây là những điểm vô cùng quan trọng mà một người làm trong ngành hospitality bắt buộc phải biết và hiểu rõ để có thể đạt được chất lượng công việc tốt nhất.
Khách hàng chính là trọng tâm
Hay nói đúng hơn, sự hài lòng của khách hàng chính là yếu tố trọng tâm của tất cả những thành viên đang làm việc trong ngành hospitality. Hospitality là lĩnh vực hướng đến mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu về lưu trú, ẩm thực, giải trí, trải nghiệm… cho khách hàng nên sự hài lòng của khách sẽ luôn là kim chỉ nam trong ngành.
Sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo thành công của một dịch vụ hospitality.
Cho dù là một quản lý, một nhân viên phục vụ hay là một bảo vệ khách sạn nhà hàng cũng phải hiểu sâu sắc về điều này.
Câu chuyện về biểu tượng toàn cầu của ngành hospitality

Năm 1496, nhà thám hiểm Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ. Trên đường trở về châu Âu, ông đã mang về nhiều đặc sản của châu lục mới như cà chua, dứa, bí ngô… Vẻ ngoài xinh đẹp, hương vị ngọt ngào của quả dứa đã chinh phục giới quý tộc châu Âu. Thời gian đầu, chỉ có giới quý tộc được thưởng thức do giá thành quá đắt đỏ. Nguyên nhân là do quá trình vận chuyển từ châu Mỹ về châu Âu rất dài, trái cây dễ bị hư hại. Hơn nữa, dứa là cây trồng nhiệt đới, không thể sinh trưởng ở khí hậu ôn đới. Thời điểm đó, dứa không đơn thuần là món ăn mà còn là biểu tượng giàu sang, phú quý. Ở một số bữa tiệc, thậm chí người ta còn cầm loại quả này trên tay nhằm thể hiện mức độ vương giả.
Khi đó, sự xuất hiện của dứa trên bàn ăn làm cho thực khách cảm thấy vinh dự vì sự hào phóng của chủ nhà. Theo thời gian, loại trái cây này trở thành biểu tượng cho lòng hiếu khách. Quả dứa, từ một loại trái cây mang ý nghĩa hình ảnh quan trọng của buổi tiệc nghiễm nhiên trở thành biểu tượng đại diện cho sự hoan nghênh chào đón khách ghé đến, thể hiện tình cảm nhiệt thành và ấm áp của chủ nhà với khách mời. Quả dứa trở thành biểu tượng của ngành hospitality từ đó.
Trên đây là một số khái niệm tương đối chi tiết HSSC Hospitality chia sẻ với bạn về ngành hospitality. Chúng tôi tin rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về một trong những ngành đang có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Để hiểu sâu hơn về ngành, bạn có thể khám phá thêm về các dịch vụ chính của HSSC Hospitality.
Phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn
Hospitality là gì? cơ hội trong ngành công nghiệp tỷ đô (phần 2) : Các kỹ năng then chốt của người làm ngành hospitality.