(+84) 903-718-836 info@hssc.vn

Giải pháp xây dựng kênh TA và OTA hiệu quả

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu toàn diện. Trong khoảng thời gian đầu đi vào vận hành, khách sạn thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách. Vì thế TA và OTA là những kênh tiềm năng mà chủ đầu tư nên hiểu rõ để phát triển thương hiệu và lấp đầy các phòng trống. Tuy nhiên, TA và OTA là gì? Giống và khác nhau như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về 2 loại hình này qua bài viết HSSC Hospitality chia sẻ bên dưới nhé.

1.  TA là gì?

TA là từ viết tắt của Travel Agency – Đại lý du lịch/ lữ hành, đối tác hợp tác với khách sạn trong việc giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ – loại phòng lưu trú phù hợp đến khách hàng, thường là nằm chung trong gói tour du lịch, bao gồm phương tiện di chuyển, điểm tham quan, nơi ăn uống, nghỉ ngơi…

TA chính là kênh bán phòng trung gian cho khách sạn khá hiệu quả vì khách hàng được nhân viên TA tư vấn, hướng dẫn trực tiếp một cách cụ thể và tận tình phần nào tạo sự tin tưởng và yên tâm khi lựa chọn dịch vụ, đặc biệt là khách đoàn.

Mô hình hoạt động của các đại lý du lịch lữ hành (TA).
Nguồn: Internet

 

2.  OTA là gì ?

OTA là tên gọi được viết tắt từ cụm Online Travel Agent – là đại lý du lịch trực tuyến, chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch như: Phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay… OTA được xem là cầu nối giữa khách du lịch và các đơn vị cung ứng dịch vụ, trong đó có khách sạn.

Hầu hết, các giao dịch mua bán, thanh toán với OTA đều được thực hiện thông qua hình thức online nên đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người mua lẫn người bán. Trên thế giới, mô hình OTA đã rất phát triển với nhiều tên tuổi lớn như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com… Còn tại Việt Nam thì có các trang như: Chudu.vn, Mytour.vn, Ivivu.com,…

Với mỗi phòng bán được, khách sạn sẽ trả một khoản phí tương ứng, gọi là tiền hoa hồng cho các OTA như đã thỏa thuận.

Lên kế hoạch du lịch với OTA giúp trải nghiệm trọn vẹn hơn. Nguồn: Internet

 

3. TA và OTA khác nhau như thế nào ?

Điểm giống nhau của TA và OTA là cả 2 đều là các kênh bán phòng khách sạn được ưa chuộng và tin dùng hiện nay, giúp khách sạn hay các cơ sở kinh doanh lưu trú tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tư vấn và bán dịch vụ.

Còn điểm khác biệt giữa OTA và TA là gì?

Nơi kinh doanh dịch vụ

Travel Agency sẽ có địa điểm kinh doanh cụ thể, khách hàng có thể trực tiếp đến các đại lý này để được tư vấn theo nhu cầu và lựa chọn được cho mình dịch vụ phù hợp nhất. Bên cạnh đó tất cả các Online Travel Agent theo đúng như tên gọi, chỉ thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua website hoặc app.

Lượng khách hàng tiếp cận

Tùy thuộc vào thương hiệu của Travel Agency sẽ quyết định lượng khách hàng tìm đến đại lý nhiều hay ít, do đó tiềm năng đôi lúc có thể thấp hơn các kênh OTA. Với điểm cộng vô cùng lớn của các kênh OTA là khả năng tiếp cận khách hàng không bị giới hạn trong một khu vực nhất định, có thể phổ biến rộng rãi trên toàn cầu.

Đối tượng khách hàng tiếp cận

Đối tượng khách hàng chiếm ưu thế của các TA chính là khách đoàn, khách gia đinh, tệp khách hàng trung niên muốn được đảm bảo về dịch vụ trọn gói, không phát sinh thêm bất cứ các chi phí nào, cũng như lịch trình chuyến đi được sắp xếp sẵn rõ ràng và cụ thể. Khác với các kênh TA, OTA đa dạng đối tượng khách, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là đối tượng khách hàng trẻ.

4. Giải pháp để khách sạn mới tiếp cận phát triển kênh TA/OTA

Tuy có bản chất giống nhau nhưng để phát triển được TA và OTA các khách sạn mới cần phải có những chiến lược khác nhau.

Đối với kênh TA

Để có thể tìm và hợp tác với các đơn vị TA này không khó. Các khách sạn có thể liên hệ trực tiếp tới các công ty du lịch lớn để gửi báo giá và ưu đãi cho họ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào những kênh này cũng đem về nguồn khách dồi dào cho khách sạn. Tùy thuộc và mùa, giá phòng, lịch trình tour mà họ sẽ lựa chọn có hợp tác với khách sạn hay không? Đặc biệt là đối với các khách sạn mới đi vào hoạt động;

Vậy thì, trong 1 thị trường TA với nhiều sự cạnh tranh như vậy, đâu là giải pháp cho khách sạn mới nếu muốn khai thác kênh này?

Một trong những giải pháp hàng đầu đó chính là cạnh tranh về giá và ưu đãi. Trong thời gian đầu khách sạn nên chào bán sản phẩm của mình với một mức giá cạnh tranh so với những khách sạn cùng phân khúc trong khu vực.

Mục tiêu của khách sạn trong thời gian đầu nên là tăng lượt du khách đến trải nghiệm dịch vụ và tạo mối quan hệ với các TA. Khách sạn có thể đặt ưu đãi giá với các TA này trong khoảng thời gian vài tháng đầu sau đó mới nâng giá hoặc điều chỉnh chính sách giá sao cho hợp lý để cân bằng quyền lợi cả 2 bên.

Các kênh TA phổ biến tại Việt Nam. Nguồn: Internet

 

Đối với kênh OTA

Vì là hình thức online, khách hàng chủ yếu biết đến sản phẩm thông qua hình ảnh và đánh giá của khách hàng, khách sạn mới nên đảm bảo được các tiêu chí sau:

  • Hình ảnh: Hầu hết các khách hàng khi đặt phòng qua OTA thì phần lớn trong số họ là chưa từng đến khách sạn của bạn. Do đó, hình ảnh trên OTA, website, fanpage của khách sạn là một yếu tố lớn quyết định tới việc booking của khách hàng. Vì vậy, Chủ đầu tư khách sạn nên đầu tư một bộ hình ảnh về khách sạn với đầy đủ các dịch vụ như: Phòng ngủ, nhà hàng, món ăn, hồ bơi, phòng gym, spa, cảnh quan…để giúp khách hàng có thể hình dung tổng quan về khách sạn và đưa ra quyết định
  • Chính sách giá cho các kênh OTA: Khi tham gia bán phòng trên các kênh OTA, khách sạn nên cân nhắc mức giá dựa theo chính sách hoa hồng của từng kênh OTA. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích cho cả OTA và khách sạn.
  • Chương trình khuyến mãi: Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn áp dụng đan xen nhau. Mục đích để tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và để lại đánh giá. Những đánh giá tốt sẽ giúp tăng độ uy tín của khách sạn, tạo ưu thế so với những khách sạn khác.
  • Quan tâm ý kiến phản hồi của khách hàng: Trên các kênh OTA thường sẽ có phần phản hồi của khách hàng đã sử dụng và trải nghiệm dịch vụ tại khách sạn. Những phản hồi này có thể là khen, chê, không hài lòng,… Tuy nhiên, thái độ tốt cùng với sự phản hồi nhanh của khách sạn trên các kênh OTA giúp khách sạn trở nên chuyên nghiệp, thiện cảm hơn trong mắt khách hàng.
Các kênh OTA phổ biến được khách tin dùng.
Nguồn: Internet

 

Như vậy, cả TA và OTA đều là những kênh bán phòng giúp khách sạn có được lượng khách đặt phòng ổn định mà chủ đầu tư cần khai thác và hợp tác khi kinh doanh khách sạn.

Hy vọng với bài viết nêu trên sẽ giúp ích cho chủ đầu tư khách sạn có thông tin về cách khai thác phòng hiệu quả cho khách sạn. Để biết thêm chi tiết về cách thức triển khai bán hàng trên các kênh TA và OTA như thế nào, vui lòng liên hệ với HSSC Hospitality theo Hotline: (+84) 903.718.836.

_______________________________________

Mời bạn đăng ký bản tin trong đường link này để luôn nhận được các thông tin mới nhất từ HSSC Hospitality !

 

HSSC | HOSPITALITY SOLUTIONS SAIGON CORPORATION

Địa chỉ: 173A Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Q. Phú Nhuận,TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (+84) 903.718.836 – 090.2623.066 | Email: info@hssc.vn

Website: https://hssc.vn/ | Facebook : HSSC Hospitality | Youtube : HSSC Hospitality

Bài viết liên quan

Xin chào bạn

Chưa tới 30 giây điền thông tin để xem slides giới thiệu tổng quan về chúng tôi nhé!