(+84) 903-718-836 info@hssc.vn

Hậu Covid-19: Các Nhà Quản Lý Khách Sạn nên làm những gì?

Trong vòng xoáy suy thoái kinh tế do đại dịch Covid, ngành kinh doanh khách sạn đã và đang trải qua giai đoạn thiệt hại nặng nề. Để tồn tại, phục hồi và phát triển sau đại dịch đòi hỏi các nhà quản lý khách sạn cần có những biện pháp thay đổi tích cực nhằm thích ứng với tình hình mới. Vậy đâu là giải pháp giúp ngành khách sạn vượt qua khủng hoảng và có sự chuẩn bị tốt nhất sau đại dịch? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nhà quản lý khách sạn nên có biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý

Theo tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính ngành du lịch của cả nước sẽ giảm trong khoảng từ 5,9 tỷ đến 7,7 tỷ USD do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Để có thể “sống sót” qua đại dịch, nhiều nhà quản lý khách sạn không còn cách nào khác ngoài việc cắt giảm chi phí vận hành, tiến hành kiểm soát các khoản thu chi một cách chặt chẽ hơn và tránh những thất thoát xảy ra. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng cần cân nhắc kỹ về việc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến việc duy trì kinh doanh cũng như giá trị thương hiệu của khách sạn mình trong tương lai. Cụ thể là cần xác định rõ những bộ phận, hoạt động nào chưa thật sự quan trọng và cần thiết, để thay đổi hoặc cắt giảm phù hợp. Dưới đây là một số việc mà các nhà quản lý khách sạn có thể làm để tối ưu chi phí vận hành cho khách sạn mình:

  • Cắt giảm chi phí quảng cáo, khuyến mại không hiệu quả: Trong giai đoạn khó khăn, các nhà quản lý khách sạn có thể cân nhắc đến các giải pháp marketing với chi phí thấp hoặc duy trì mối quan hệ với các khách hàng quen biết.
  • Cắt giảm năng lượng tiêu thụ. Chi phí về năng lượng tiêu thụ, cụ thể là điện cũng gây thất thoát khá nhiều cho chi phí vận hành khách sạn. Vì vậy, các nhà quản lý khách sạn nên có những biện pháp cắt giảm năng lượng tiêu thụ sao cho phù hợp. Hãy tạm dừng các thiết bị không cần thiết như: dừng hoạt động của một số thang máy trong khách sạn hay tích hợp hệ thống điện vào các phần mềm quản lý để tránh thất thoát điện năng…
  • Cắt giảm nhân sự: đây là lẽ là việc không ai mong muốn. Tuy nhiên, chi phí nhân sự chiếm đến 50% chi phí quản lý khách sạn. Việc các nhà quản lý có thể làm đó là cắt giảm những vị trí không thực sự cần thiết hoặc chuyển nhân viên tới các bộ phận khác nhau trong khách sạn hoặc tới các khách sạn khác trong tập đoàn.

2. Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi kết hợp bán phòng trực tuyến

Trong giai đoạn hậu Covid, ngành kinh doanh khách sạn đã sẵn sàng đón một lượng khách lớn. Trong giai đoạn này, chắc chắn rất nhiều người có mong muốn được đi ra ngoài du lịch, trải nghiệm sau giai đoạn “giãn cách xã hội”. Bởi sau những thời kỳ căng thẳng, con người sẽ tự nhiên sẽ muốn nghỉ ngơi. Và để khuyến khích và giảm tâm lý e ngại đi du lịch của khách hàng, các nhà quản lý khách sạn nên triển khai các chương trình khuyến mãi để kích cầu du lịch. Việc xây dựng các chương trình khuyến mãi hay tặng kèm voucher khuyến mãi khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn là biện pháp giúp thu hút khách hàng hiệu quả nhất.

Trong thời gian này, các nhà quản lý khách sạn đừng quên chăm sóc những khách hàng cũ để họ cảm nhận được sự chuyên nghiệp của khách sạn mình, từ đó gia tăng khả năng trở lại sử dụng dịch vụ của họ. Việc thường xuyên gửi các chương trình khuyến mãi, giảm giá hay gọi điện hỏi thăm, chúc mừng nhân dịp đặc biệt sẽ là cách giữ chân khách hàng lâu dài. Hãy nên nhớ rằng chi phí thu hút khách hàng mới sẽ tốn hơn 5 – 25 lần so với việc tiếp cận khách hàng cũ.

Ngoài ra, nhà quản lý khách sạn nên mở rộng thị trường khách du lịch tiềm năng bằng cách tăng cường bán phòng trên các kênh trực tuyến. Hiện nay, phương thức đặt phòng trực tuyến luôn là ưu tiên hàng đầu. Hãy tận dụng triệt để các kênh booking online để thu hút được một lượng lớn khách du lịch sau thời gian đại dịch.

3. Sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hóa vận hành khách sạn

Trong dài hạn, việc áp dụng công nghệ trong việc quản lý, vận hành khách sạn giúp khách sạn phát triển bền vững, khoa học, tiết kiệm tối đa chi phí và tăng doanh thu lên gấp nhiều lần. Việc vận dụng phần mềm quản lý khách sạn là 1 trong các biện pháp hiệu quả nhất nhằm giúp nhà quản lý khách sạn tối ưu chi phí vận hành khách sạn. Với phần mềm quản lý khách sạn, nhiều công việc thủ công (vốn được đảm nhiệm bởi nhiều nhân viên nhân viên) sẽ được máy tính thực hiện, giúp tăng năng suất công việc lên nhiều lần. Hiện nay, các phần mềm quản lý khách sạn đều được tích hợp nhiều tính năng ưu việt phù hợp với đa dạng mục đích người sử dụng, bao gồm lễ tân, buồng phòng, thu ngân, báo cáo đến các chính sách hoạch định chiến lược đều được tích hợp sẵn. Dựa trên các báo cáo chi tiết được tự động cập nhật hằng ngày, các nhà quản lý khách sạn có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách sạn, từ đó có những biện pháp cắt giảm và điều chỉnh cho phù hợp, giúp khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.

Trên đây là các gợi ý về các giải pháp giúp ngành khách sạn vượt qua khủng hoảng và có sự chuẩn bị tốt nhất sau đại dịch. Với những kế hoạch trên cùng với việc đầu tư vào các cơ hội trong tương lai thông qua việc đào tạo nhân viên và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hy vong các nhà quản lý khách sạn sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh khi thị trường khách sạn phục hồi và phát triển trở lại.

Tác giả:  Manmo3h

Biên tập: Nam Pham | HSSC Hospitality

Hình minh hoạ: Internet Source

——————————————————————

Mời bạn đăng ký bản tin trong đường link này để luôn nhận được các thông tin mới nhất từ HSSC Hospitality!

Bài viết liên quan

Xin chào bạn

Chưa tới 30 giây điền thông tin để xem slides giới thiệu tổng quan về chúng tôi nhé!