(+84) 903-718-836 info@hssc.vn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH KHÁCH SẠN HIỆU QUẢ? – HOTEL BUSINESS PLAN

Đối với chủ đầu tư (CĐT), khi quyết định thực hiện xây dựng và đầu tư kinh doanh khách sạn, việc đầu tiên thông thường các CĐT sẽ nghĩ đến là ý tưởng, kiến trúc, phong cách của khách sạn cũng như nhu cầu, kỳ vọng sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tương lai. HSSC Hospitality chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các CĐT đều gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch tổng thể cho việc lên ý tưởng kinh doanh khách sạn của mình.

Chủ đầu tư cần chuẩn bị gì cho việc đầu tư kinh doanh khách sạn

Chủ đầu tư cần chuẩn bị gì cho việc đầu tư kinh doanh khách sạn?

Nhiều CĐT không có thời gian hoặc chưa biết cách lập kế hoạch về tài chính như thế nào? Không những thế, kế hoạch đã thiết lập hoàn thiện thì tài chính không phù hợp để có thể biến dự án đầu tư và kinh doanh khách sạn của mình thành hiện thực.

Để xây dựng bảng kế hoạch kinh doanh khách sạn tốt, không chỉ đơn thuần là một bản tóm tắt cấu trúc ý tưởng ban đầu. Hầu hết nhà đầu tư đều mong muốn đưa mọi thứ về khái niệm khách sạn vào trong bảng kế hoạch, điều này dễ dẫn đến việc đầu tư “mất cân đối” hay bị hỗn độn trong các hạng mục về tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, setup… ảnh hưởng đến hệ thống vận hành, hiệu quả kinh doanh khách sạn về sau.

Trong trường hợp này, nếu CĐT tìm được đơn vị tư vấn setup khách sạn, sẽ giúp chủ đầu tư chọn những hạng mục tối ưu, bao gồm những gì cần và những gì không nên trong bảng kế hoạch. Đồng thời, đơn vị tư vấn một lộ trình rõ ràng trong suốt quá trình từ khi lên ý tưởng, triển khai, thực hiện đến khi khánh thành khách sạn đưa vào vận hành.

Một bản kế hoạch kinh doanh khách sạn tối ưu sẽ dựa trên một số điểm quan trọng, bao gồm:

1. Nguồn tài chính chủ đầu dự kiến đầu tư:

Nguồn tài chính dự kiến cho việc đầu tư khách sạn, chi phí hoạt động vận hành dự án trong vòng 5 năm. Dự kiến nguồn tài chính của nhà đầu tư sẽ dựa trên nghiên đánh giá khả thi về khách sạn. Các KPI cần được xem xét, nghiên cứu kỹ bao gồm cả công suất phòng dự kiến, ADR (Tỷ lệ trung bình hàng ngày) và RevPAR (Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn). Nếu nguồn quỹ đầu tư của nhà đầu tư đến từ nguồn vốn vay, nhà đầu tư cần vạch ra thời điểm cụ thể và số tiền vay, phân tích lãi lỗ và thời gian hoàn vốn của dự án.

2. Định hướng sản phẩm:

Nếu nghiên cứu và định hướng sản phẩm tốt, sẽ quyết định sự thành công của dự án trong tương lai.

3. Nghiên cứu thị trường:

Việc này nhằm giúp chủ đầu tư có thông tin về các xu hướng hiện tại của ngành và tình trạng hiện tại của thị trường nơi dự án khách sạn đang muốn xây dựng và kinh doanh, việc nghiên cứu thị trường này vô cùng quan trọng sẽ quyết định cho việc chủ đầu tư cân nhắc có nên tiếp tục việc đầu tư kinh doanh khách sạn hay không, hoặc sẽ giúp chủ đầu tư hiểu rõ xu hướng và sự phát triển trong tương lai của dự án.

4. Nghiên cứu khách hàng tiềm năng:

Tìm hiểu phân tích nhu cầu khách hàng, thông tin chuyên sâu về thị trường mục tiêu của dự án, bao gồm các chi tiết về phân khúc địa lý, nhân khẩu học, kinh tế xã hội, tâm lý và hành vi. Việc này cũng giúp cho nhà đầu tư cập nhật các xu hướng tiếp thị khách sạn mới nhất để hiểu đâu là khách tiềm năng sẽ lưu trú tại khách sạn trong tương lai. Nghiên cứu những nhu cầu, các yếu tố cần để khách hàng sẽ tìm kiếm lựa chọn khách sạn; theo đó là:

  • Vị trí: Địa phương, tỉnh thành hay trung tâm thành phố…
  • Tiện nghi: Các công cụ dụng cụ trong khách sạn, phòng rộng thoáng mát, phòng ốc setup chuẩn dịch vụ theo tiêu chuẩn
  • Dịch vụ: Tiện ích, nhà hàng, gym, spa, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em…

Về cơ bản, thông thường khách hàng sẽ cân nhắc và đưa ra lựa chọn khi quyết định với câu hỏi: Vì sao lại chọn khách sạn của nhà đầu tư?

Một số nội dung cần khi nghiên cứu về thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng tiềm năng, liên quan đến;

  • Tâm lý học: Sở thích, lối sống, tính cách, giá trị, quan điểm và thái độ
  • Phân khúc theo hành vi: hành vi mua hàng, mức độ tương tác, lòng trung thành của khách hàng
  • Nhân khẩu học: Giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân và giáo dục
  • Kinh tế & xã hội: Nếu được phân tích và mô tả tốt, đều có giá trị lớn đối với kế hoạch kinh doanh của nhà đấu tư. Một ví dụ về điều này cụ thể: Có một khách sạn nằm ở một thị trấn ven biển, nếu nhà đầu tư có thể hiểu và mô tả về nhân khẩu học và hiểu về điều kiện thời tiết khác nhau như thể nào giữa mùa hè và mùa đông, đồng nghĩa sẽ hiểu được công suất khai thác phòng sẽ cao điểm vào mùa hà và thấp điểm vào mùa đông để có chiến lược tiếp thị khách sạn phù hợp

– Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ hiện tại nơi dự án chuẩn bị đầu tư, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tỷ lệ lắp đầy và thị phần (SWOT). Điều quan trọng nhất các nhà đầu tư cần lưu ý, sản phẩm khách sạn của mình trong tương lai có điểm gì nổi trội hay khác biệt so đối thủ? Liệu dự án mới của chủ đầu tư “có thể gia tăng thêm giá trị cho khu vực” nơi dự án sẽ xuất hiện, đặc biệt là khu vực đã có mật độ khách sạn cao như các trung tâm thành phố hoặc các thành phố nổi tiếng về du lịch.

– Xây dựng kế hoạch kinh doanh: Bao gồm 3 phần chính

  • Tiếp thị: cách tiếp cận khách hàng? Làm sao để thu hút khách hàng cho dự án. Làm thế nào khách sạn định vị mình? Thông điệp của khách sạn là gì cho từng phân khúc khách hàng khác nhau trong chiến lược kinh doanh? Phương thức, kế hoạch tiếp thị như thế nào? Kế hoạch cho các hoạt động tiếp thị trên các nền tảng xã hội: Website, Fanpage, SEO, Tiktok, Instagram…
  • Phân phối: Dự án sẽ sử dụng các kênh nào làm phân phối, nhà đầu tư sẽ quản lý tính khả dụng của từng kênh như thế nào? Dự án cần những công cụ hay công nghệ nào ?
  • Quản lý doanh thu: Dự án cần sử dụng phần mềm quản lý doanh thu và chi phí nào? Phương án tối ưu chi phí và lợi nhuận. Chính chính thanh toán và huỷ phòng? Xây dựng các hạng phòng và chính sách giá bán cho từng phân khúc khách hàng? Xây dựng kịch bản về dòng tiền nhằm đảm bảo công tác vận hành dự án được hiệu quả.

Việc lập dự toán doanh thu và chi phí khá phức tạp, vì vậy, nhà đầu tư cho thể tìm chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong việc setup, quản lý vận khách sạn để giúp nhà đầu tư xây dựng 1 bản kế hoạch tối ưu mang lại lợi thế cạnh tranh cho dự án.

– Kế hoạch hành động: Nhà đầu tư sẽ điều hành dự án khách sạn của mình như thế nào? Sau đây là một số nội dung cần quan tâm dành cho các nhà đầu tư khách sạn trong kế hoạch vận hành dự án;

  • Định biên nhân sự: Cần bao nhiên nhân viên và các trưởng bộ phận
  • Mô tả công việc/ trách nhiệm: Bảng mô tả phân công công việc và trách nhiệm cho từng bộ phận và từng vị trí nhân sự trong khách sạn
  • Năng lực và trình độ nhân sự: Nhân viên cần có bằng cấp và trình độ, kinh nghiệm ra sao?
  • Thời gian tuyển dụng và làm việc
  • Tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn là gì?
  • Quy trình phối hợp công việc trong khách sạn
  • Cách chính sách phúc lợi dành cho nhân viên
  • Cách nhà cung cấp dịch vụ cho khách sạn
  • Phương án quản lý hàng tiêu hao, hàng tồn kho…

– Bộ máy điều hành: Năng lực và kinh nghiệm của nhóm điều hành, quản lý dự án khách sạn sẽ là yếu tố khá quan trọng giúp cho khách sạn hoạt động hiệu quả.

– Bảng kế hoạch về tiến độ thi công và hoàn thiện dự án: Cần xác định các cột mốc thời gian để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng và đưa khách sạn vào thác kinh doanh đúng thời điểm như kế hoạch đề ra; cụ thể bao gồm các hạng mục:

  • Lựa chọn địa điểm
  • Giấy phép xây dựng và các loại giấy phép cần khác
  • Triển khai xây dựng khách sạn
  • Nhân sự và đào tạo
  • Khai trương khách sạn
  • Lãi và lỗ, điểm hoà vốn

Với kinh nghiệm thực tế về việc tư vấn setup, khách sạn, resort, HSSC Hospitality hy vọng những chia sẻ thông tin về kế hoạch thiết lập kinh doanh dự án khách sạn sẽ mang đến cho các nhà đầu tư khách sạn những thông tin hữu ích trong việc định hướng đầu tư của mình.

Làm thế nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn hiệu quả?
Xây dựng kế hoạch kinh doanh khách sạn hiệu quả?

Đọc thêm nhiều bài viết: tại đây

 

Bài viết liên quan

Xin chào bạn

Chưa tới 30 giây điền thông tin để xem slides giới thiệu tổng quan về chúng tôi nhé!