Làm thế nào để kinh doanh khách sạn hiệu quả?
Để kinh doanh khách sạn hay bất cứ ngành nghề nào hiệu quả và sinh lợi nhuận điều đầu tiên cần phải hiểu rõ về ngành nghề bao gồm cả khó khăn, thuận lợi. Chúng tôi xin được chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm khi bắt đầu kinh doanh và quản lý, vận hành khách sạn.
Khách sạn được hiểu một cách cơ bản là cơ sở kinh doanh lưu trú của chủ đầu tư, có đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú tại khách sạn.
Kinh doanh khách sạn không chỉ là kinh doanh dịch vụ lưu trú mà còn kinh doanh những dịch vụ kèm theo như ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khi họ lưu trú tại khách sạn. Đa phần hiện nay ngành kinh doanh khách sạn gồm hai mảng chính: kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống. Hai phần này không phủ định hay đối lập nhau mà bổ sung cho nhau góp phần cho việc kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho chủ đầu tư.
Những vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh khách sạn
Để mang lại kết quả kinh doanh ngày càng tốt đẹp hơn, chủ đầu tư của khách sạn cần lưu tâm những vấn đề quan trọng trước khi bước vào ngành nghề này. Cụ thể như sau:
- Vốn đầu tư: Chủ đầu tư cần có một nguồn vốn đủ lớn để chi trả cho chi phí thuê đất, xây dựng, mua sắm thiết bị và nội thất cho khách sạn. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng cần có kế hoạch huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: ngân hàng, hợp tác với đối tác, gọi vốn từ bạn bè, người thân, nhà đầu tư khác,…
- Kế hoạch kinh doanh: Chủ đầu tư cần lập một kế hoạch kinh doanh khách sạn chi tiết và rõ ràng, bao gồm các mục tiêu, chiến lược, phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích khách hàng mục tiêu, phân tích SWOT, dự báo doanh thu và chi phí,…
- Giấy phép và quy hoạch: Các quy định pháp lý liên quan đến kinh doanh khách sạn, như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, giấy phép xây dựng, giấy phép hoạt động du lịch,… Chủ đầu tư cũng cần xem xét các quy hoạch của địa phương về hạ tầng giao thông, an ninh, môi trường,… để chọn được địa điểm phù hợp cho khách sạn của mình.
- Địa điểm: Chọn một địa điểm có nhiều tiềm năng du lịch, thu hút nhiều khách hàng và thuận tiện cho việc di chuyển. Khi chọn vị trí để đặt khách sạn của mình chủ đầu tư cần phải chọn được ưu thế tối đa ở khu vực đó. Ví dụ: phải chọn địa điểm có thể thấy được biển nếu kinh doanh khách sạn ở biển, chọn được view thoáng đãng nếu kinh doanh khách sạn ở vùng núi… Bên cạnh đó cũng phải chú ý đến định hướng kinh doanh của mình không rời bỏ giá trị cốt lõi khi bắt đầu kinh doanh.
- Nhân viên: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì đại diện cho dịch vụ mà chủ đầu tư cung cấp. Vì thế, chủ đầu tư cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên có chuyên môn và kỹ năng phục vụ khách hàng. Chủ đầu tư cũng cần quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng.
- Tiếp thị: Chủ đầu tư cần triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả để quảng bá thương hiệu và dịch vụ của khách sạn, có thể sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình, radio,… hoặc các kênh truyền thông số như website, mạng xã hội, email marketing,…
Xây dựng lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu đặt phòng
Khi đã giải quyết được các bài toán thu hút khách hàng và giữ chân các khách hàng cũ trong bối cảnh các đối đủ cạnh tranh cũng có được những lợi thế tương tự. Ngay từ ban đầu chủ đầu tư cũng phải xây dựng những yếu tố hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Chi tiết như sau:
- Đánh thức nhu cầu đặt phòng bằng cách xây dựng gói du lịch/ dịch vụ hấp dẫn, để thu hút khách hàng mới đến với khách sạn của mình, chủ đầu tư cần phải xây dựng những gói (combo) mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách lưu trú như: đưa đón sân bay, ưu đãi đặt các tour tham quan, miễn phí các bữa ăn,… Chính những gói này sẽ hấp dẫn được người dùng đến với khách sạn, nếu các gói này mang lại những trải nghiệm tốt cho người dùng thì họ sẽ không ngại giới thiệu cho những người quen của họ. Đây cũng tuân theo quy luật vàng 20 – 80, 80% doanh số đền từ 20% trung thành.
- Tận dụng những ưu đãi trong mùa thấp điểm. Khi không có lượng khách lớn trong mùa thấp điểm chủ đầu tư cần phải tung ra các gói ưu đãi hợp lý để thu hút những người dùng có nhu cầu trái mùa, các gói ưu đãi có thể là về giá, về dịch vụ, về các trải nghiệm tại địa phương. Chính những người dùng trong mùa thấp điểm cũng sẽ là những người có thể đánh giá tốt nhất về chất lượng của khách sạn với người khác khi được hỏi.
- Nâng cao tỷ lệ đặt phòng bằng việc xây dựng giao diện website thân thiện, việc đặt phòng và thể hiện thông tin các dịch vụ, các loại phòng của khách sạn phải thật trực quan. Tăng cường sử dụng các hình ảnh và các bảng so sánh để người dùng có thể lựa chọn nhanh nhất. Giao diện đặt phòng trực tuyến chỉ nên gói gọn từ 3 – 4 bước để khách hàng có thể chốt nhanh nhất có thể.
- Liên kết công ty, doanh nghiệp lữ hành để tối ưu mạng lưới đặt phòng, đa số các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hiện nay đều có liên kết với các bên thứ ba để tăng số lượng khách hàng. Thế nhưng, điều mà các khách sạn chưa làm được tốt đó là tận dụng các mối quan hệ của chính những người đến sử dụng dịch vụ trực tiếp tại khách sạn, để từ đó quảng bá cho khách sạn của mình.
- Tối ưu kinh doanh trên đa nền tảng mạng xã hội, hiện nay là thời đại 4.0 một bảng tin trong vòng 3 giây đã có thể được coi bởi mọi người trên toàn thế giới. Thế nhưng, một thực trạng là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hiện nay vẫn chưa chú trọng hoặc có đầu tư nhưng chưa đúng ở trên các nền tảng mạng xã hội. Chủ đầu tư cần còn những bài viết, những bài giới thiệu, những bài đánh giá về các đặc sản ở khu vực để từ đó khách hàng biết đến khách sạn nhiều hơn.
Trên đây là những gợi ý những giải pháp của HSCC mang đến với các nhà đầu tư đang muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, một ngành nghề kinh doanh luôn luôn nóng bỏng và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Đọc thêm các bài viết khác tại: http://hssc.vn
Theo dõi nhiều thông tin mới trên Fanpage HSSC: https://www.facebook.com/HSSCVietnam